Danh mục
Môn âm nhạc lớp 9 tiết 14
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thu Trang
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:37 27/01/2021
Lượt xem: 15
Dung lượng: 0,0kB
Nguồn: Nguyễn Thu Trang
Mô tả: Tiết 14 - ¤n tËp TËp ®äc nh¹c: T§N sè 4 - ¢m nh¹c th­êng thøc: Mét sè ca khóc mang ©m h­ëng d©n ca I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức - HS biết:  Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 4, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.  Kể được tên một số bài hát mang âm hưởng dân ca. - HS hiểu được giá trị của các làn điệu dân ca - HS vận dụng hát 1 số bài hát mang âm hưởng dân ca. b. Kĩ năng: - HS tiếp tục luyện đọc bài TĐN viết ở giọng Rê thứ, có một dấu giáng (Si giáng). - HS nghe, cảm nhận, bước đầu phân biệt được các ca khúc mang âm hưởng dân ca. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất - Yêu gia đình, quê hương, đất nước b. Năng lực chung - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. c. Năng lực chuyên biệt - Thực hành âm nhạc. - Hiểu biết âm nhạc. - Cảm thụ âm nhạc. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Nhạc cụ, 1 số ca khúc mang âm hưởng dân ca. - Máy chiếu. 2. Học sinh: - Tìm hiểu bài trước khi đến lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (5p): - GV cho h/s trình bày 1 bài hát. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p): HĐ của GV HĐ của HS Nội dung HĐ 1. Ôn tập bài TĐN số 4 (10p) 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv đàn , HS đọc cao độ gam Mi thứ hoà thanh. - Gọi 1-2 HS gỗ lại tiết tấu bài TĐN số 2. - Gv đàn giai điệu bài TĐN số 2. - Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 2. - Gv nghe và sửa sai cho HS. - Gv chia nhóm A - B, yêu cầu 1 nhóm đọc 1 nhóm ghép lời. - Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS. - GV chốt kiến thức. HĐ 2. Tìm hiểu về một số ca khúc mang âm hưởng dân ca (20p) 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv cho HS nghe 2 trích đoạn bài dân ca Bèo dạt mây trôi và Mái trường Tây Nguyên và yêu cầu HS phân biệt đâu là dân ca gốc đâu không phải là dân ca. Sau đố GV giới thiệu để vào nội dung. - Những bài hát mang âm hưởng dân ca thường có đặc điểm gì? (Là những bài hát được khai thác từ chất liệu là những bài dân ca). - Những ca khúc mang âm hưởng dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ là những bài hát được viết dựa trên chất liệu dân ca của vùng này : + Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo) + Cái bống (Dựa theo làn điệu dân ca cổ) + Đất nước lời ru (Văn Thành Nho)…….. - GV cho HS nghe 3 trích đoạn các bài hát trên. H : Cảm nhận của em về các ca khúc mang âm hưởng dân ca đồng bắng Bắc Bộ? - Gv bổ sung : H: Kể tên một số ca khúc mang âm hưởng dân ca vùng núi phía Bắc? - Cho HS nghe trích đoạn 3 bài hát: Gv hát. + Đi học (Bùi Đình Thảo) + Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. (Hoàng Long - Hoàng Lân). + Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Văn Kí). H : Cảm nhận của em sau khi nghe các ca khúc trên? - Gv bổ sung để làm nổi bật nét đặc trưng của dân ca vùng này. H : Kể ra một số bài hát mang âm hưởng dân ca miền Trung mà em biết? - GV Cho HS nghe 2 trích đoạn bài hát : + Điệu lí quê em (Thái Nghĩa) + Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm (Nhạc: Trần Hoàn - Thơ T. Hoàn - Quí Doãn). H : Kể tên một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ? + Công ơn Bác Hồ (Trương Quang Lục). + Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ). H: Hãy hát một số bài hát mà em biết? - Gv bổ sung và cho Hs nghe một vài bài hát. H: Kể tên một vài ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên? - Cho HS nghe 2 trích đoạn ngắn : + Em nhớ Tây Nguyên . + Ngọn lửa cao nguyên. H: Cảm nhận của em về các ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên? H: Sự khác biệt giữa các ca khúc mang âm hưởng dân ca giữa các vùng miền phụ thuộc vào yếu tố nào? (Hoàn cảnh sống, vị trí địa lí...) Tại sao có sự khác biệt đó? - Gv bổ sung : Dân ca mỗi vùng miền đều mang một nét đặc trưng của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, chính sự khác nhau đó làm nên sự phong phú và đôc đáo của sản phẩm tinh thần vô giá của con người Việt Nam - Dân ca Việt Nam. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc - Thực hiện ôn tập theo giáo viên hướng dẫn. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đọc bài TĐN - Hs nhận xét 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe - HS trả lời 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đại diện báo cáo kết quả - Hs nhận xét. 1. Ôn tập bài TĐN số 4 2. Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca a. Ca khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ. b. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc. c. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung. d, Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. e. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên. C. Hoạt động luyện tập (5-10p): H : Liệt kê một số bài hát mang âm hưởng dân ca cuả 5 vùng miền? - Chia lớp thành 4 nhóm trong vòng 5 phút xem đội nào kể được nhiều bài hát mang âm hưởng dân ca các vùng miền và trình bày tốt sẽ được tính điểm. - Ghi bảng những bài hát đúng bằng 1 điểm tương ứng. Tổ Hình thức Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Kể Ca khúc thiếu nhi Ca khúc người lớn Hát Tổng điểm - Tổ chức cho HS thi hát (chọn bài) - Trình bày theo tổ hoặc cử đại diện (tuỳ tính chất, nội dung bài hát) - Ghi điểm đồng ý của HS tổ khác (giơ tay nếu qu¸ bán số khán giả cũng tính 1 điểm/1 bài) - Cùng HS tổng hợp và kết thúc hoạt động. D. Hoạt động vận dụng (4p): * Tích hợp di sản văn hóa: Những ca khúc mang âm hưởng dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân ta qua quá trình lao động, sản xuất. Vì vậy, chúng ta cần phải biết sử dụng, phát triển và làm mới thêm những ca khúc đó. E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng: * Nhấn mạnh; liên hệ lồng ghép, giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: H. Sau khi nghe các bài hát mang âm hưởng dân ca có nội dung về Bác ở trên, em có suy nghĩ và tình cảm gì? HSTL: Bác Hồ kính yêu của chúng ta bận trăm công nghìn việc nhưng tình cảm của Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng nói riêng, các thế hệ người dân Việt Nam nói chung là không gì sánh được, Bác là vầng thái dương soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc Việt Nam nói chung và thế hệ thanh thiếu niên nói riêng ... IV. PHỤ LỤC VÀ ĐIỀU CHỈNH

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Thống kê